Cách nấu Canh mộc nhĩ

Món canh mộc nhĩ tuy rất đơn giản, dễ làm nhưng theo đông y, nó lại có thể giúp trị rối loạn tiền đình rất tốt.
Canh mộc nhĩ giúp trị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, đặc biệt là ở nữ giới, phải ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính dẫn đến vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.

Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.

Vốn là dân văn phòng, mình cũng mắc phải chứng bệnh này. Than thở với mấy mẹ cùng công ty, có mẹ đã bày cho mình một cách vô cùng hiệu quả mà lại giản đơn chẳng ai ngờ, đó là ăn canh mộc nhĩ.

Sau khi ăn món này một thời gian, mình thấy có tác dụng rất rõ rệt. Những triệu chứng của rối loạn tiền đình giảm hẳn, khiến làn da sáng, hồng hào, cơ thể nhẹ nhõm và thư thái. Theo mình được biết, canh mộc nhĩ còn giúp tiêu mỡ máu, thông mạch. Vì thế, mình đã chia sẻ món này cho chị chồng và bố mẹ chồng, cuối cùng hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Món canh mộc nhĩ này ăn vào buổi sáng là tốt nhất. Mỗi năm nên dùng 1 lần liên tục trong vòng 1 tháng và 1 lạng mộc nhĩ dùng cho 12 lần ăn nhé.

Nguyên liệu đế nấu món này rất dễ kiếm, các mẹ hãy tham khảo và dùng thử xem sao.

Nguyên liệu nấu canh mộc nhĩ:

- 50 g thịt nạc thăn
- 8,5 g mộc nhĩ
- 5 quả táo tàu
- 3 lát gừng mỏng

Cách  nấu canh mộc nhĩ:


Bước 1: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra sau đó rửa sạch rồi thái chỉ, thịt nạc thái mỏng.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ bếp để hầm đến khi còn lại khoảng 200ml là được. Hoặc dùng nồi áp suất thì cho lượng nước ít hơn vì đun nồi áp suất không bị cạn nước.
Tuy nhiên, khi nhận thấy mình có những triệu trứng của căn bệnh này, trước tiên bạn phải đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị cụ thể nhé.

Triệu trứng của rối loạn tiền đình:

- Nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng… Đó là các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi.

- Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

- Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

- Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng và tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

- Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Nguồn Sưu tầm ( Eva)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét